Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa tại nhà từ A đến Z

sữa điều hòa tại xuân đỉnh

Cách vệ sinh điều hòa tại nhà như thế nào đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng? Tại sao lại cần vệ sinh điều hòa? Những điều gì cần lưu ý khi vệ sinh điều hòa tại nhà?

Một mùa hè nữa lại sắp đến, điều hòa tại các gia đình cũng như các văn phòng hiện đang hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, sau gần một năm nằm phủ bụi cũng như trong thời gian dài hoạt động, điều hòa sẽ dễ dàng bị bám bụi bẩn. Do đó, việc vệ sinh điều hòa là vô cùng cần thiết. 

Thế nhưng, đôi khi viêc gọi thợ đến vệ sinh điều hòa hoặc đem điều hòa đi vệ sinh lại gây nhiều bất tiện cũng như tốn kém cho nhiều gia đình, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự vệ sinh điều hòa tại nhà.

 

Chính vì vậy, trong bài chia sẻ ngày hôm nay, Điện lạnh Bách Khoa sẽ hướng dẫn tới bạn đọc cách vệ sinh điều hòa tại nhà chi tiết và đầy đủ nhất nhằm giúp bạn đọc nắm bắt được phương pháp tự làm sạch điều hòa. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi các thông tin này nhé. 

 

Tại sao cần vệ sinh điều hòa?

 Vì sao nắm bắt được cách vệ sinh điều hòa tại nhà lại quan trọng?

Khi điều hòa bám bụi bẩn, hoạt động của thiết bị sẽ bị cản trở cũng như gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số vấn đề mà việc điều hòa bám bụi bẩn gây nên nhé.

Không để máy lạnh chiếu thẳng vào chỗ ngủ
Không để máy lạnh chiếu thẳng vào chỗ ngủ

 

 >> Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh điều hòa tại nhà bằng 8 bước đơn giản

Trước hết, hiện tượng bụi bám ở dàn nóng và dàn lạnh của máy điều hòa khiến cho công suất của thiết bị giảm đi đáng kể. 

Khi khả năng làm lạnh của thiết bị giảm sút, chúng khó có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.

Tuy nhiên, bên cạnh việc điều hòa không thể hoạt động hết công suất, các linh kiện của thiết bị cũng bị tác động đáng kể. 

Ví dụ, bụi bẩn bên trong điều hòa gây nhiệt trong thiết bị, làm giảm tuổi thọ sử dụng của các linh kiện và thiết bị nói chung. 

Lúc này, không thể giải quyết vấn đề bằng việc vệ sinh điều hòa, chúng ta chỉ có thể đem điều hòa đi sửa chữa, gây tốn kém hơn nhiều.

Do vậy, đối với các điều hòa tại các hộ gia đình, thông thường điều hòa cần được vệ sinh trong khoảng từ 3 đến 4 tháng nếu chúng hoạt động liên tục. Như vậy, điều hòa mới có thể đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.

     

Hướng dẫn các vệ sinh điều hòa đơn giản tại nhà

 Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các công đoạn cần thiết để tự vệ sinh điều hòa tại nhà hiệu quả, an toàn và nhanh chóng 

>> Xem thêm:  Những điều cần lưu ý khi chọn ống đồng điều hòa 9000BTU

Ngắt nguồn điện và kiểm tra chung

Trước khi thực hiện bất cứ thao tác vệ sinh nào, chúng ta cần đảm bảo đã tắt nguồn điện. Sau đó, ta cần tiến hành kiểm tra dàn nóng, dàn lạnh xem chúng có đạt độ yêu cầu an toàn hay không. 

Khi đã đảm bảo không có hiện tượng hở điện hay các sự cố khác, chúng ta mới có thể tiến hành làm sạch điều hòa.

 

Vệ sinh dàn lạnh

Việc đầu tiên khi tiến hành vệ sinh chính là làm sạch bụi bẩn ở dàn lạnh. Bụi bẩn tích tụ ở khu vực này gây ra mùi hôi khó chịu từ điều hòa trong quá trình sử dụng. 

Để làm sạch bộ phận này, ta phun nước trực tiếp vào dàn lạnh theo thứ tự từ dàn lạnh đến quạt để loại bỏ các bụi bẩn. 

Sau đó, ta có thể tiến hành khử mùi hôi bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng. Sau khi dàn lạnh khô ráo, ta lắp đặt chúng về đúng vị trí ban đầu.

 

Rửa sạch lưới lọc không khí

Sau khi làm sạch khu vực dàn lạnh, chúng ta tiến hành làm sạch lưới lọc không khí. Đây là bộ phận bám nhiều bụi bẩn nhất cũng như gây tác động trực tiếp đến công suất hoạt động của thiết bị. 

 

Để làm sạch bộ phận này, ta tháo lưới lọc không khi ra khỏi điều hòa và phun nước rửa sạch. Bộ phận này cũng cần được để ráo nước trước khi lắp đặt lại.

 

Vệ sinh dàn nóng

Sau khi đã làm sạch dàn lạnh, ta tiến hành xử lý vệ sinh dàn nóng. Để rửa sạch bụi bẩn ở bộ phận này, ta sử dụng vòi bơm tăng áp xịt nước nhằm làm sạch dàn nóng. 

Tiếp đó, ta dùng tuốc-nơ-vít dài nhằm cố định cánh quạt dàn nóng sau đó xịt rửa dàn nóng để công đoạn này trở nên dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, ta cũng có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng để làm sạch bộ phận này. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý không làm ướt phần mô tơ quạt cục nóng.

 

Chạy thử máy điều hòa

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ các bộ phận bên trong điều hòa, ta cần cho điều hòa chạy thử để quan sát tình trạng của thiết bị. 

Nếu điều hòa phát ra tiếng kêu to khi hoạt động, có tiếng va đập bên trong hay có mùi hôi… Chúng ta cần nhanh chóng dừng thiết bị và tìm kiếm nguyên nhân để khắc phục.

Vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên

Ngược lại, nếu điều hòa chạy êm, làm lạnh nhanh và không có dấu hiệu chảy nước tức là chúng ta đã thực hiện cách vệ sinh điều hòa tại nhà thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo